Saturday, January 23, 2010

Nhớ lại địa ngục Kỳ Sơn-An Ðiềm

Nhớ lại địa ngục Kỳ Sơn-An Ðiềm (Trại tù cải tạo tại Quảng Nam)
Tuesday, October 03, 2006 Bookmark and Share




- 4 sĩ quan đại úy vượt trại, một mất tích và ba bị xử bắn
- Ðập Hố Ðài, cầu treo An Ðiềm, đường Trường Sơn III là mồ chôn tù VNCH
Ngày 29 Tháng Ba năm 1975, thành phố Ðà Nẵng lọt vào tay quân Cộng sản Bắc việt. Sáng sớm ngày 5 tháng 4 lệnh của cái gọi là Ủy ban quân quản thành phố à Nẵng kêu gọi toàn thể Sĩ quan quân đội VNCH (mà bọn CS xấc xược gọi là ngụy quân), khẩn trương tập trung tại số 2 đường Cường Ðể (club cũ của Mỹ thuê trước kia), để học tập trong vài ngày đến tuần lễ. Giữa cái nắng chang chang, tất cả đều xếp hàng ngũ chỉnh tề theo từng cấp bậc. Mười hai giờ trưa, cổng chính được đóng lại, tràng AK 47 vang lên giòn giã cướp tinh thần mọi người và cánh cửa địa ngục từ từ mở ra. Bên ngoài hàng rào thân nhân đứng lố nhố, vẻ mặt hoảng loạn, cố gắng ném thức ăn vào và nhìn mặt người thân. Cùng lúc từng đoàn xe tải đến đậu trên đường Cường Ðể. Lần lượt, các toán được lệnh lên xe trước những tên bộ đội mặt đằng đằng sát khí vung khẩu AK trên tay. Ðoàn xe chạy ra Ngã ba Cây Lan, hướng về Nam. Cấp chuẩn úy đến trung úy ghé vào trung tâm huấn luyện Hòa Cầm hay chạy vào Liên đoàn Công binh Kiến Tạo tại Hội An. Cấp Ðại úy đến Ðại tá tấp vào quận đường quận Ðiện Bàn (thị trấn Vĩnh Ðiện).
Sau khi thôn tính xong toàn Miền nam, tháng 7 năm 1975, Tổng trại Kỳ Sơn được hình thành tại vùng núi Kỳ Sơn, tỉnh Quảng Nam do một trung đoàn Bộ đội thuộc Quân khu 5 quản lí, và toàn thể tù binh được gom tại đây. Tổng trại Kỳ Sơn gồm 4 trại và một trạm xá, được phân chia như sau:
1/Trại I. Tọa lạc ngay cửa ngõ mỏ vàng Bông Miêu, bên bờ giòng suối Vàng, giam giữ cấp Thiếu tá cho đến Ðại tá.
2/Trại II, nằm xa về hướng tây cách trại I khoảng 3 km, dành cho cấp Ðại úy (nhưng có Ðại tá Lê văn Ðồng, tư lệnh Lữ đoàn 2 Kỵ binh lại được đưa về trại 2).
3/Trại III và trại IV nằm gần trại I, gồm cấp chuẩn úy đến trung úy, được đưa từ Hiệp Ðức về, Hòa Cầm và Hội An lên.
4/Trạm xá tù, nằm bên bờ suối Vàng, ngay trước mặt trại III, gồm khoảng 40 tù binh đủ cấp bậc và 3 bác sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Lương (người hùng cô đơn, từng ôm lựu đạn ngồi trước thêm Hạ nghị viện, bác sĩ Nguyễn Văn Cơ, Bs Nguyễn Văn Tái (tổng trại Kỳ Sơn còn vài vị Bs nữa, nhưng Bs Tôn Thất Sang, CS giữ lại các trại để bắt lao động).
Trong thời gian ở Kỳ Sơn, sau đợt học tập chính trị và viết kiểm điểm quá trình hoạt trong quân ngũ của mỗi cá nhân, bọn CS đã hèn nhát hạ sát ba vị Trung tá VNCH đó là Trung tá Võ Vàng, liên đội trưởng liên đội ÐPQ/QN, Trung tá Nguyễn Bình, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 54/SÐ1 BB và Trung tá Hoàng (không rõ dơn vị). Cái dã man của tống trại Kỳ Sơn là bắt tù binh vào các đồi núi, căn cứ, trân địa trước kia, đầy mìn bẫy để cắt tranh, phát rẫy, mượn bom mìn giết tù binh, điển hình là Ð/U Nguyễn văn Ri, bị mìn chết oan, và nhiều bạn bị thương tật. Ngoài ra nhiều người chết vì bệnh tật thiếu thuốc men.
Tháng 6 năm 1977, công trình đại thủy nông Phú Ninh khởi công, đại bộ phân tù binh được lùa xuống Phú Ninh để tham gia công tác như: đãi sạn dưới lòng sông, trên nắng, dưới nước, bụng đói và tiêu chuẩn sạn rất cao, thời gian nầy thi sĩ Hạ quốc Huy có bài thơ tả cảnh tù vật lộn với đá sạn rất bi tráng “Con đường sỏi sạn còn phiêu gió ngàn”. Thời gian ngắn sau đó Hạ quốc Huy đã làm cuộc vượt thoát trại tù thành công ngoạn mục. Ngoài cát sạn lại đẵn cây lớn, hạ cây nhỏ gọi là “phát lòng hồ”.
Năm 1978 Cộng sản hiếu chiến mở cuộc xâm lăng Campuchia, trung đoàn bộ đội quản lý tù binh được lênh bàn giao cho Công an. Số phận tù binh cũng bước qua một giai đoạn mới, tàn bạo và bi thảm hơn. Công tâm mà nói, nằm dưới sự quản lí của bộ đội phần nào dễ thở hơn, khi chuyển qua cho Công an, với bàn tay sắt, cộng với lòng thù hận giai cấp và được nhồi nhét những kỹ thuật kềm kẹp, đàn áp sắt máu, cuộc đời của tù binh gặp muôn vàn thử thách cay đắng. Theo lời kể lại của một vệ binh thuộc trung đoàn quản lí tổng trại Kỳ Sơn, đào ngũ, thì trên 65% quân số trung đoàn bỏ xác trên đất Chùa Tháp.
Hơn 2/3 tổng số tù binh tổng trại Kỳ Sơn được đưa về Tiên Lãnh (thuộc vùng núi quận Tiên Phước/Quảng Nam). Số còn lại đưa về trại An Ðiềm. Trại An Ðiềm nằm trong lãnh thổ quân Thường Ðức Quảng Nam, cách Ðà Nẵng 50 km đương chim bay, nằm bên bờ sông Vàng (lại sông Vàng và suối Vàng, điềm gở) nếu đi theo đương bộ thì độ chừng 67 km, theo đương tỉnh lộ từ Hòa Cầm, lên Túy Loan, qua Gò Cà, chợ Ái Nghĩa (quân Ðại Lộc) lên đồi 55, qua Hà Tân, Hà Nha, qua đèo và đến An Ðiềm. Vùng đất nầy, từ tháng 8 năm 74 là chiến trường khốc liệt diễn ra giữa quân khu 2, Sư đoàn 304 quân Bắc Việt với các chiến sĩ tiểu đoàn 79 BÐQ/Biên phòng và sư đoàn Dù VNCH.
TRẠI AN ÐIỀM
Giữa tháng 9 năm 1978, từ trại Phú Ninh, chúng tôi được áp tải về An Ðiềm. Cơ ngơi trại giam đã được xây dựng kiên cố và bề thế với hai dãy nhà tường ciment, lợp ngói chạy dài hai bên hội trường, ngăn cách bởi những lớp hàng rào, tại đây đã có sẵn những đội tù chính trị gồm nhân viên hành chánh, cảnh sát, xã ấp, đảng phái chính trị... và thành phần tội phạm hình sự. Trong thành phần hành chánh có ba vị giáo sư trường trung học Phan Chu Trinh ÐN là Trương Văn Hậu, Lê Quang Mai và nhạc sĩ Trần Ðình Quân. Người ta ví von: “Nếu bạn bị đi cải tạo mới qua giai đoạn quân đội quản lý rồi được tha về, thì cũng như đi dự tiệc mà mới thưởng thức món khai vị, chưa qua giai đoạn Công an trị tù thì chưa biết thế nào là bốn món ăn chơi.” Quả thật vậy An Ðiềm là địa nguc trần gian, đói, đói và đói triền miên, lao động khổ sai.
Tù binh đưa về An Ðiềm được chia làm năm đội: 13, 14, 15, 16, 17. Mỗi đội gồm bảy mươi lăm người nhốt chung một phòng, chia nhau chỗ nằm rộng gần hai gang rưỡi tay (5 tấc), đêm nằm phải sắp như cá hộp Sumaco, hay nằm trở đầu để ngửi chân nhau. Ðầu năm 80, phong trào người vượt biển lên cao, và trại tiếp nhận thêm thành phần tù vượt biên, trại quá tải, do đó đội 16 được đưa lên phân trại Sườn Giữa (trực thuộc trại An Ðiềm), cách trại chính khoảng 6/7 km. trong thời gian ở Sườn Giữa, đội 16 có xẩy ra cuộc trốn trại của bốn Ð/u mà kết qủa bi thảm là hai bị bắn chết tại chỗ: Ð/U Ngọc, Ð/u Lập (Nam Kỳ), một mất tích: Ð/u Nguyễn văn Huệ (mãi đến năm 1993, người nhà Ð/u Huệ mới tìm được hài cốt của Huệ nhờ một ngươi dân tộc chỉ), một bị bắt sống và xử bắn: Ð/u Lập (cựu thủ môn đội bóng tròn trường trung học Sao Mai).
An Ðiềm, ngoài những lao động thường xuyên như cày cấy, nương rẫy, phân bón, rau xanh, thợ rèn. gạch ngói... còn có bốn công trình lớn làm đổ rất nhiều máu, mồ hôi và nước mắt của tù binh, đó là đập nước Hố Ðài, cầu treo An Ðiềm, đường Trường Sơn 3 (tên gọi do tù đặt), nhà máy giấy An Ðiềm.
Từ Hà Nha lên trại An Ðiềm là con đường đất chạy nấp theo dòng sông Vàng, mùa nước lũ, đường sá bị ngập lụt, lưu thông bị gián đoạn, do đó bộ khung (sở chỉ huy, danh từ của Vẹm), ra kế hoạch làm con đường chạy song song với con đường cũ, nhưng doc theo triền núi, phải xẻ núi, thời gian nầy là cuối thập niên 70 đầu thập niên 80. Quân đội của Ðặng Tiểu Bình, vượt biên giới dạy cho Bắc cộng một bài học, do đó trại đã áp dụng biện pháp kềm kẹp tối đa, biện pháp hữu hiệu nhất là quản lí dạ dày tù. Bài học VC học được của quan thầy Liên sô trong các trại lưu đày ở Seberia. Tiêu chuẩn ăn giảm, khoai, sắn, bo bo không đủ, tù đói triền miên, đói dai dẳng, đói da bụng đụng da lưng, cơn đói hành hạ, người tù không còn nghĩ đến gì ngoài cái ăn. Quà gia đình thăm nuôi, bọn cán bộ lấy lí do sợ trốn trại, bắt để trên ban thi đua. mỗi ngay chỉ được lấy vài muỗng bột, chút ít đồ ăn, lương thực thăm nuôi bị Chuột cống, chuột người, chuột trật tự, chuột thi đua gặm lần gặm mòn, chỉ vài hôm là còn lại cái bao không. Thời gian này đường Trường Sơn 3 khởi công, xẻ núi, phá đá đều dùng xà beng và cuốc, vận chuyển đất bằng quang gánh, người tù đói lả, bước đi như không có người lái.
Ðói, đói. Ngày xưa vó ngựa quân Mông cổ đi đến đâu là cỏ không mọc lên được, hôm nay dưới xã hội chủ nghĩa, người tù đi đến đâu là không còn ngọn rau dại, rau tàu bay, không còn con sinh vật nào dù là cóc, nhai, rắn rít, bò cạp, chuột, dế, châu chấu... nghĩa là con gì cử động, ngu ngoe được thì tù bắt bỏ vào mồm, chỉ trừ có con bù lon cứng quá nhai không ra mà thôi. Ðói, lao động khổ sai, nhiều người phát phù thũng, kiệt sức, những người bạn một thời cứng như thép được tôi luyện trong chiến trận như Ð/u Nguyễn Khóa (Lực lượng đặc biệt) Ð/u Ðoàn Văn Tịnh (TQLC). Ð/u Nguyễn Văn Tịnh, Ð/u Nguyễn Ðức Lại... nhất là Ð/u Nguyễn Văn Dũng, tự là Dũng tây lai, tức là nhà thơ Dũng Quốc Chinh (xin đừng nhầm với nhạc sĩ Dũng Chinh, những đồi hoa sim) Dũng Quốc Chinh là dân tây lai, to cao, đồ sộ, nhưng với tiêu chuẩn chết đói, đã làm Dũng ốm nhom như cây sậy, lại phù thũng, ngồi đâu, gục đó, khi biết không còn sống được bao lâu nữa thì VC cho về, như trường hợp Ð/u Phan Dân Hiệp, và chết tại Ðà Nẵng.
Con đường dài dưới 10 km, nhưng làm kéo dài năm nọ tháng kia vì mùa nắng làm, mùa mưa nước trên núi tràn xuống làm hư hại, vì bọn cán bộ Cộng Sản không biết làm hệ thống thoát nước, mương cống, và nỗi khổ nhọc cứ kéo dài, hay đây là cách làm cho tù chết sớm, biết đâu? Mỗi mét đường đều thấm mồ hôi, nước mắt và cả máu của người tù binh, do đó anh em đã đặt tên là đường Trường Sơn 3, để thông cảm nỗi khổ đau của nhiêu thế hệ thanh niên miền Bắc bị cưỡng ép bỏ gia đình, người yêu đi làm con đường Trường Sơn, bỏ xác dọc dãy Trường Sơn.
Ðập nước Hố Ðài là công trình ngăn hai mõm núi nhô ra cách nhau khoảng 60m, đập cao 60m, bề rộng 20m, làm thành một hồ chứa nước rộng lớn, có thể tưới cho cả những cánh đồng chung quanh địa bàn Thượng Ðức, công tác xẻ núi vận chuyển đất và đổ mặt bằng đều bằng sức người và những dụng cụ thô sơ thời Hồ còn trong hang Pác bó, cho nên sức tù kị vắt cạn, kèm theo đói triền miên, mùa hè nắng cháy, mùa đông mưa phùn giá lạnh, gió núi buốt tim gan, nhiều tù binh ngã gục.
Sau một năm dài vật lộn với công trình được mệnh danh là “Với sức người (sức tù) sỏi đá cũng thành cơm”. Ðập Hố Ðài cơ bản đã hoàn thành, những khúc nhạc của những nhạc nô đã cho hát lải nhải trên loa phóng thanh. Một đêm khuya mưa gió đầy trời, tù đang thao thức chống đỡ với đói và lạnh, bỗng một tiếng nổ vang như sấm dậy, đập Hố Ðài bị vỡ, nước tràn ra như thác đổ, kéo theo đất san bằng những thửa ruộng quanh trại và một trại chăn nuôi gia cầm, thể hiện đúng châm ngôn của những đỉnh cao trí tuệ: “Làm đâu hư đó, hư đâu sửa đó, sửa đâu hư đó”.
Công trình thứ hai là cầu treo An Ðiềm, dòng sông Vàng mùa hè cạn khô, có thể lội qua được, nhưng vào mùa nước lũ, nước từ thượng nguồn đổ về, dâng cao, cô lập trại với cánh đồng Hà sung, lò gạch ngói với trại, do đó chiếc cầu treo được thiết kế và thi công, cũng với hai bàn tay tù và những dụng cụ thô sơ, lên núi khiêng đá xuống để kè và lặn xuống nước làm móng cầu, công tác vô cùng nặng nhọc và nguy hiểm. Trung úy chiến tranh chính trị Lê Quý Kỳ, cựu học sinh trường Nguyễn Hoàng QT, đã bị đá đè sập hầm chết. Ngoài ra còn có nhà máy giấy An Ðiềm là những cỗ máy nghiền nát thân thể gầy còm của người tù.
NGƯỜI ANH HÙNG MANG TÊN THỤC
Sau cái ngày được gọi là Quốc khánh (mồng 2 tháng 9) năm 1988, đợt tù binh cuối cùng rời khỏi trại An Ðiềm, duy chỉ còn một người còn ở lại và được chuyển về trại A30 Hàm Tân -Thuận Hải. Ðó là nghị viên thành phố Huế, nguyên Thiếu tá BÐQ, quận trưởng quận Phú Vang tên Thục (chúng tôi xin lỗi vì đã quên họ của anh). Anh là tấm gương bất khuất trước bạo lực, trước những gông cùm tàn bạo của công an trại. Anh luôn luôn đấu lý với công an trại và nhìn thẳng vào mắt kẻ thù, mặc dầu bị cùm một chân, kẹp hai chân, không ăn thua, bỏ đói, bỏ khát.
Không khuất phục được anh, đói khát chào thua anh, anh chống đối bọn cai tù và chính sách tàn bạo của CS ra mặt, do đó bọn nó đã tạo ra vở kịch rất tồi, cáo buộc anh âm mưu giết cán bộ, cướp súng để trốn trại, chúng lập tòa án và kết án anh 20 năm. Khi tất cả tù chính trị rời An Ðiền sau 13 năm sống dở chết dở, thì anh lại về một địa ngục khác. Tên tuổi anh sẽ không bao giờ phai trong ký ức những bạn tù của anh ở An Ðiềm.
Bao năm trôi qua, những ngày tháng ở trại cải tạo là những ngày kinh hoàng, và hôm nay nhớ lại vẫn không thể tin sức người có thể vượt qua được, âu cũng là một phép lạ.
TRƯƠNG ÐỨC THỦY
(Nguyên đại úy trưởng toán Lôi Hổ, viết lại nhân ngày hội ngộ bạn tù An Ðiềm 17/9/2006 tại Nam Cali)

Wednesday, January 20, 2010

313 Mộ Tù Cải Tạo


Tổng Hội H.O. Công bố danh sách 313 mộ tù cải tạo
Tuesday, January 19, 2010 Bookmark and Share


Hình ảnh bốc mộ trong các chuyến Tổng Hội H.O. làm việc tại Việt Nam.
Một số khu vực sắp bị chính quyền địa phương giải tỏa
Ðông Bàn

TEXAS - Thông báo gần đây của Tổng Hội H.O. cho biết, sau ba năm làm việc, hội đã tìm được 313 ngôi mộ của cựu tù cải tạo tại Việt Nam. Trong số này, 59 gia đình đã được, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn bốc mộ. Phần lớn còn lại vẫn chưa liên lạc được thân nhân, hoặc mộ không có bia để nhận diện.
Bên cạnh đó, thông báo của Tổng Hội cũng cho biết, một số khu vực “sắp bị giải tỏa,” mộ tại các khu vực này cần được bốc đi, và Tổng Hội sẵn sàng giúp thân nhân biết thủ tục. Chẳng hạn, khu mộ Làng Ðá, thị trấn Thác Bà còn 22 ngôi mộ, sắp bị giải tỏa. Trong số 22 ngôi mộ này, chỉ còn một số mộ có bia.
Tổng Hội cũng nói rằng “đang hoàn tất thủ tục để được phép của chính phủ Việt Nam đến các trại tại Vĩnh Phú - Tân Lập Nghệ Tĩnh - Nam Hà - Trại Thanh Chương” tìm mộ. Ðồng hương có thân nhân qua đời tại các địa điểm vừa nêu, có thể liên lạc Tổng Hội H.O. để được giúp đỡ.
Riêng những gia đình đã gởi thư yêu cầu Tổng Hội H.O. giúp tìm mộ người thân tại Làng Ðá, nay cần liên lạc lại để được hướng dẫn thủ tục và giúp đỡ thử DNA, nếu cần. Trong thông báo, Tổng Hội cũng viết, rằng những ai “bốc lầm hài cốt ngươi khác, xin hoàn trả lại cho thân nhân người quá cố, đồng thời, sẽ nhận lại đúng hài cốt người thân của mình.”
Trong tài liệu được công bố, Tổng Hội đã tổng kết danh sách mộ tù cải tạo được tìm thấy từ ngày 1 Tháng Mười, 2007 đến 1 Tháng Mười, 2008.
Cụ thể, khu vực xã Tân Thịnh, Hoàng Liên Sơn có 28 mộ; khu vực đồi Cây Khế, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, Hoàng Liên Sơn có 57 mộ; khu vực Mường Côi, huyện Phù Yên, Sơn La có 13 mộ; Bản Bò, huyện Văn Bàn, Hoàng Liên Sơn có 15 mộ; khe nước Village, huyện Văn Chấn, Hoàng Liên Sơn có 6 mộ; Bản Nã, Hoàng Liên Sơn có 2 mộ; khe Cốc, Hoàng Liên Sơn có 2 mộ; xã Kiên Thành, Hoàng Liên Sơn có 15 mộ; đồi con trăn có 1 mộ; trại cải tạo Nam Hà, Hà Nam Ninh có 120 mộ; làng Ðá, xã Cẩm Nhân, thị trấn Thác Bà, Yên Bái có 31 mộ; xã Việt Hồng, Hoàng Liên Sơn có 1 mộ; trại Bù Gia Mập, Phước Long có 22 mộ.
Riêng khu vực Làng Ðá, xã Cẩm Nhân, Thác Bà, Yên Bái, thông báo của Tổng Hội cho biết, “chính quyền địa phương đã có kế hoạch phóng một con đường ngang qua khu mộ. Cọc tim đường đá cắm ngay giữa khu mộ. Dự trù, khu mộ sẽ bị dời đi vào năm 2010.”
Thông báo kể thêm, rằng “Ngày 9 Tháng Chín, 2009, phái đoàn của Tổng Hội H.O do ông Nguyễn Ðạc Thành, Chủ Tịch, cùng Luật Sư Cố Vấn Wesley Coddou được đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Matthew Palmer (Duputy Director Office of Mainland Southeast Asia) và ông Marc Forino (Vietnam Deask) tiếp. Ông Chủ Tịch Tổng Hội đưa đề nghị, xin chính phủ Hoa Kỳ chánh thức lãnh trách nhiệm, thảo luận với chánh quyền Việt Nam, giúp người Mỹ gốc Việt tìm hài cốt thân nhân đã chết trong trại tù cải tạo...”


“Buổi chiều cùng ngày, Chủ Tịch Tổng Hội H.O được Thượng Nghị Sĩ Jim Webb tiếp và thảo luận trong vòng 25 phút về Chương Trình Tìm Hài Cốt Tù Cải Tạo. Bộ Ngoại Giao và Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, yêu cầu Tổng Hội H.O gởi cho bản đề xuất Kế Hoạch va Nhu Cầu cho Chương Trình Tìm Mộ. Ngày 15 Tháng Mười Hai, Tổng Hội H.O đã văn bản này lên Bộ Ngoại Giao và văn phòng Thượng Nghị Sĩ Jim Webb.”
“Do nhu cầu của Bộ Ngoại Giao, ngày hôm sau, phái đoàn Tổng Hội đã đến Tòa Ðại Sứ Việt Nam để tham khảo; được tiếp và nhanh chóng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Những thông tin nầy, đã được Tổng Hội gởi đến Bộ Ngoại Giao cùng ngày.”
Tòa Ðại Sứ Việt Nam, vẫn theo thông báo của Tổng Hội, “chính thức xác nhận, hơn hai năm trước, Tổng Hội H.O. đã được Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Phú Bình cho phép đại diện thân nhân đi tìm một tù cải tạo.” Và việc này, đến nay “vẫn giữ nguyên như trước, không thay đổi.”


Tổng Hội H.O. là tổ chức bất vụ lợi, có hai chức năng: tìm mộ tù cải tạo và những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam, và đưa hài cốt tử sĩ trở về với gia đình.
Ðể liên lạc Tổng Hội H.O., đồng hương có thể gọi điện thoại (832) 725-3231; email thanhdnguyen41@yahoo.com hoặc vào website www.vietremains.org - www.tinhdongdoi.net.


Ðịa chỉ Tổng Hội: VIETNAMESE MIA & POW FOUNDATION, 1117 Herkimer, Houston, TX 77008.
Nhật báo Người Việt và Người Việt Online xin đăng toàn bộ danh sách các ngôi mộ, có tên lẫn không có tên, do Tổng Hội H.O. cung cấp.


VIETNAMESE MIA & POW FOUNDATION
1117 Herkimer, Houston, TX 77008
http://www.tinhdongdoi.net/
http://www.vietremains.org/
January 15, 2010


Danh sách mộ tù cải tạo đã tìm được từ ngày 1 Tháng Mười, năm 2007 đến 1 Tháng Mười, 2008
I - Dõng Hóc - Xã Tân Thịnh - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 28 Mộ
1. Nguyễn Văn An 15. Nguyễn Văn Trọng
2. Tạ Văn Ân 16. Lê Văn Ngôn (*)
3. Phạm Văn (Công) Bằng 17. Trần Xuân Phú (*)
4. Nguyễn Văn Bia 18. Lê Ðức Thắng
5. Lê Văn Chinh 19. Nguyễn Ng. Thanh
6. Ðỗ công Huệ 20. Dương Văn Tư
7. Trần Ðại Vĩnh 21. Ðặng Hồng Sơn (*)
8. Ngô Văn Nhật (Nhựt) 22. Lê Kỳ Sơn
9. Phù Văn Vũ (*) 23. Bùi Quang Kính (or Tính)
10. Trần Văn Sách 24. Hoàng Thế Tựu
11. Nguyễn Thanh Quang 25. Trần Văn Hiếu
12. Vũ Văn Tình 26. Nguyễn Văn Tuyết
13. Nguyễn Văn Hom 27. Trần Liệu
14. Trần Văn Quang 28. Nguyễn Văn Minh (*)


II - Ðồi Cây Khế - Xã Việt Cường - Huyện Trấn Yên - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 57 Mộ
1. Lương Ðình Bảy
2. Ðỗ Văn Ưng 30. Trần Văn Cung
3. Trần Hữu Công (*) 31. Huỳnh Hữu Ba (Ban)
4. Hồ Nghạch 32. Bùi Văn Phước
5. Y Nam 33. Phạm Phước Hồng (*)
6. Phạm Văn Ðoàn 34. Nguyễn Văn Bảy
7. Trần Văn Thạch 35. Nguyễn Văn Nô (*)
8. Nguyễn Thanh Vân 36. Lý Văn Phinh
9. Nguyễn Quang Tôn 37. Phạm Phú Mạnh
10. Lại Thế Cường 38. Nguyễn Thanh Chương
11. Nguyễn Phước Khiêm (Kiêm) 39. Lưu Thinh Văn
12. Nguyễn Tấn Công 40. Dương Tấn Hưng
13. Võ Tín 41. Nguyễn Duy Tăng (1)
14. Nguyễn Bá Thìn 42. Ngô Thiện Thắng
15. Lê Văn Chuyên (Tuyên) 43. Lê Minh Luân (*)
16. Nguyễn Hữu Chí 44. Dương Phúc Sáng
17. Ðặng Phương Chi 45. Ðỗ Xuân Sinh
18. Vương Ðăng Ðỡm (Don) 46. Trần Tuấn Trung (3)
19. Phạm Văn Chí 47. Lê Văn Ðông
20. Lương Sinh Ðiền 48. Nguyễn Năng Sính
21. Lê Hữu Ðức (Dực) 49. Nguyễn Chí Hòa
22. Cao Triệu Ðạt 50. Nguyễn Văn Vân
23. Dương Hữu Chí 51. Khẩu Phụ Mạng
24. Nguyễn Văn Sanh 52. Dương Tấn Mông
25. Trần Duy Ðắc 53. Lê Văn Ðông
26. Nguyễn Văn Nghĩa (*) 54. Trương Văn Vinh
27. Nguyễn Văn Hai 55. Nguyễn Văn Vân
28. Nguyễn Văn Linh (Sinh) 56. Lê Văn Luận
29. Dương Văn Sáu (*) 57. Nguyễn Văn Năng


III - Mường Côi - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La: 13 Mộ
1. Huỳnh Tự Trọng và 12 ngôi mộ không có mộ bia.

IV- Bản Bò, Huyện Văn Bàn, Hoàng Tỉnh Liên Sơn: 15 Mộ
1. Phạm Văn Nghym (*)
2. Ông Tấn Ngọc (*)
3. Nguyễn Hữu Nghiệp
4. Ngô Huỳnh Cảnh (3)
*11 ngôi mộ không còn mộ bia


Vố Làng Khe Nước - Huyện Văn Chấn -Hoàng Liên Sơn: 6 Mộ
1. Tôn Thất Hiệp
2. Nguyễn Văn Vàng
3. Huỳnh Nguyên
4. Phan Ngọc Ðại (*)
5. Ngôi mộ còn chữ Thủ Dầu Một.
6. Ngôi mộ còn chữ Thừa Thiên.
* Hai ngôi mộ còn bia nhưng mất hết tên, còn địa chỉ: Thủ Dầu Một và Thừa Thiên.


VI- Bản Nã - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 Mộ
1. Nguyễn Trung Khiêm
2. Nguyễn Hữu Vui


VII- Khe Cốc - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 Mộ
1.- Phạm Minh Xuân
2.- Một mộ không bia


IX- Xã Kiên Thành - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 15 Mộ
1. Dương Văn Nữ
2. Trần Thanh Ðức (*) 10. Nguyễn Văn Ðông
3. Trần Sĩ 11. Phan Huỳnh Luông (*)
4. Nguyễn (or Trương) Quang Ân 12. Một người tên Xuân, bia mất họ
5. Ðào Văn Sinh 13. Nguyễn Ngọc Cang
6. Nguyễn Văn Sang 14. Phạm Gia Lai
7. Nguyễn Văn Mân 15. Một người họ Võ, bia mất tên
8. Nguyễn Văn Ðồng


X- Ðồi Con Trăn: 01 Mộ
1. Lê Bá Tường


XI- Trại Cải Tạo Nam Hà - Tỉnh Hà Nam Ninh: 120 Mộ
Dãy I: 21 Mộ
1. Hà Văn Chung 9. Hoàng Văn Khuê
2. Nguyễn Văn Chi 10. Nguyễn Ðức Ðịnh
3. Lục Văn Chung 11. Phan Văn Cảnh
4. Lương Ðình Thơm 12. Bùi Văn Vụ
5. Mộ 13 không tên 13. Nguyễn Văn Quý
6. Nguyễn Văn Trị 14. Hoàng Văn Quang
7. Giáp Văn Hùng 15. Nguyễn thanh Phong
8. Ðỗ Văn Thông 16. Nguyễn Văn Dũng
17. Trần Văn Hiếu


Mộ số 18, 19, 20, 21 không có tên, họ
Dãy II: 14 Mộ
1. Ðỗ Ðình Thế 8. Mộ bia số 25 không có tên
2. Nguyễn Lê Tính 9. Mộ bia số 26 không có tên
3. Võ Thanh Tâm 10. Mộ bia số 27 không có tên
4. Mộ bia số 21 không có tên 11. Mộ bia số 28 không có tên
5. Mộ số bia 22 không có tên 12. Mộ bia số 29 không có tên
6. Mộ bia số 23 không có tên 13. Mộ bia số 30 không có tên
7. Mộ bia số 24 không có tên 14. Hậu Văn Nghĩa


Dãy III: 20 Mộ
1. Nguyễn Văn Lưu 12. Lang Văn Chữ
2. Nguyễn Văn Nông 13. Mộ bia số 45 không có tên
3. Mộ bia số 35 không có tên 14. Mộ bia số 46 không có tên
4. Mộ bia số 36 không có tên 15. Mộ bia số 47 không có tên
5. Mộ bia số 37 không có tên 16. Mộ bia số 48 không có tên
6. Mộ bia số 38 không có tên 17. Cao Kim Chẩn (*)
7. Mộ bia số 39 không có tên 18. Mộ bia số 50 không có tên
8. Mộ bia số 40 không có tên 19. Mộ bia số 51 không có tên
9. Mộ bia số 41 không có tên 20. Mộ bia số 52 không có tên
10. Trang Văn Bốn
11. Nguyễn Xuân Minh


Dãy IV: 25 Mộ
1. Mộ bia số 53 không có tên. 13. Mộ bia số 65 không có tên
2. Mộ bia số 54 không có tên 14. Mộ bia số 66 không có tên
3. Mộ bia số 55 không có tên 15. Mộ bia số 67 không có tên
4. Mộ bia số 56 không có tên 16. Mộ bia số 68 không có tên
5. Mộ bia số 57 không có tên 17. Mộ bia số 69 không có tên
6. Nguyễn Văn Minh 18. Mộ bia số 69 không có tên
7. Hoàng Văn Toản 19. Mộ bia số 70 không có tên
8. Nguyễn Văn Nhân 20. Mộ bia số 71 không có tên
9. Mộ bia số 61 không có tên 21. Mộ bia số 72 không có tên
10. Mộ bia số 62 không có tên 22. Mộ bia số 73 không có tên
11. Mộ bia số 63 không có tên 23. Mộ bia sô 74 không có tên
12. Mộ bia số 64 không có tên 24. Mộ bia số 75 không có tên
25. Mộ bia số 76 không có tên


Dãy V: 21 Mộ
1.- Nguyễn Yến Lương 12. Mộ bia số 89 không có tên
2.- Phùng Tân Phương 13. Mộ bia số 90 không có tên
3. Mộ bia số 78 không có tên 14. Ðào Văn Ðạo
4. Mộ bia số 79 không có tên 15. Mộ bia số 93 không có tên
5. Phạm Cảnh 16. Mộ bia số 94 không có tên
6. Mộ bia số 82 không có tên 17. Nguyễn Quang Quyền
7. Mộ bia số 83 không có tên 18. Mộ bia số 96 không có tên
8. Vũ Sinh 19. Nguyễn Hà Ðăng
9. Trần Tư 20.- Nguyễn Văn Lê
10. Mộ bia số 86 không có tên 21.- Nguyễn Văn Ðào
11. Nguyễn Quang


Dãy VI: 19 Mộ
1. Nguyễn Văn Thắng 11. Mộ bia số 119 không có tên
2. Lương Văn Giáo 12. Vương Huấn
3. Mộ bia số 108 không có tên 13. Trương Chính
4. Nguyễn Hà Dư 14. Nguyễn Văn Hùng
5. Mộ bia số 106 không có tên 15. Mộ bia số 123 không có tên
6. Phạm Văn Ðê 16. Mộ bia số 124 không có tên
7. Ðinh Quang 17. Mộ bia số 125 không có tên
8. Trần Quang 18. Mộ bia số 126 không có tên
9. Mộ bia số 111 không có tên 19. Hoàng Văn Thảo
10. Mộ bia số 112 không có tên


VII- Làng Ðá - Xã Cẩm Nhân - Thị Trấn Thác Bà - Tỉnh Yên Bái: 31 Mộ
1. Bia Mộ Lương Văn Hòa 17. Mộ không biết tên
2. Bia Mộ Chung Hữu Hạnh 18. Mộ không biết tên
3. Bia Mộ Ðỗ Hữu Tước 19. Mộ không biết tên
4. Bia Mộ Nguyễn Minh Kiệt 20. Mộ không biết tên
5. Bia Mộ Ngô Văn Sáng 21. Mộ không biết tên
6. Bia Mộ Nguyễn Văn Bảy 22. Mộ không biết tên
7. Bia Mộ Trần Xuất 23. Mộ không biết tên
8. Mộ Thiếu Tá Hứa Minh Ðức (*) 24. Mộ không biết tên
9. Bia Mộ Chung Hữu Nam 25. Mộ không biết tên
10. Bia Mộ Lương Ðình Bảy 26. Mộ không biết tên
11. Trung Tá Ðinh Văn Tân (*) 27. Mộ không biết tên
12. Mộ cố Th/tá Trần Ðình Năm 28. Mộ không biết tên
13. Mộ không biết tên 29. Mô không biết tên
14. Mộ không biết tên 30. Mộ không biết tên
15. Mộ không biết tên 31. Mộ không biết tên
16. Mộ không biết tên


Ghi chú quan trọng
-Chúng tôi có bản đồ khu mộ, có đánh số thứ tự, nhưng không có tên người quá cố.
-30 mộ không còn bia, không còn nấm mộ. Chỉ còn một mộ còn bia, tên là Chung Hữu Hạnh
-Một số bia mộ bị bể, vài bia còn nguyên, nằm rải tác trong khu mộ, không biết của mộ nào.
-Chánh quyền địa phương đã có kế hoạch phóng một con đường ngang qua khu mộ.
*Cọc Tim
Ðường đá cắm ngay giữa khu mộ. Dự trù, khu mộ sẽ bị dời đi vào năm 2010.
- Tại Làng Ðá, ngôi mộ số 10, 11, 13, 17, 18, 19, 20, 30, 31 đã được bốc.
VIII- Xã Việt Hồng - Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 01 Mộ
1. Lê Xuân Ðèo (*)


VIII- Trại Cải Tạo Bùi Gia Mập - Bùi Gia Phúc - Phước Long: 22 Mộ
1. Nguyễn Thanh Nhàn
2. Lê Ngọc Bích
3. Ngô Ngọc Khánh
* 10 grave without tombstone
* Làng Phú Nghĩa 09 mộ không có mộ bia


Tổng Cộng: 313 Mộ


-Những ngôi mộ này chúng tôi đã tìm thấy vào cuối năm 2007, sau lần họp với Thứ Trưởng Nguyễn Phú Bình. Vì vậy, đã có một số mộ đã được thân nhân bốc và cải táng.
- (*) dấu hiệu chỉ hài cốt đã được thân nhân bốc và cải táng.
- (1) Mộ trước đây đã tìm thấy, nhưng nay đã mất, chưa tìm được.
- (2) Ðã có thân nhân nhưng còn chờ giúp đỡ vì quá nghèo.
- (3) Sau khi tù cải tạo qua đời, trại cho chôn một dãy hàng ngang gồm 6 ngôi mộ, không có mộ bia. Một thời gian sau, trại cho làm mộ bia. Một Tù Cải Tạo được lệnh đem mộ bia ra cấm trên đầu mỗi ngôi mộ. Người đi cắm bia mộ đã vô ý, ca sai. Thí dụ: Nếu đứng trên đầu mộ (ngay trước đầu người quá cố), mặt hướng về mộ từ đầu đến chân). Ngôi Mộ đầu tiên bên trái là ông A, mộ cuối cùng là ông F. Người cắm mộ bia sơ ý, cắm mộ bia của ông F cho ông A mộ bia ông A lại cắm cho ông F. Rất may, người cắm mộ bia đã cho thân nhân biết sự sai sót đó. May mắn thứ nhì, anh em tù đi chôn xác bạn đã dùng sơn màu đỏ, vẽ trên cục đá to, chôn theo dưới mộ. Do đó, chúng tôi đã thông báo cho chánh quyền địa phương sự sai sót và tìm đúng mộ của cố Trung Tá Phạm Văn Nghym va ông Ông Tấn Ngọc. Cả hai đều có cục đá có vẽ tên chôn dưới mộ.
* Chúng tôi chân thành cảm tạ:


-Thân Nhân của Tử Sĩ Cao Kim Chẩn, đã gởi cho chúng tôi danh sách Mộ Tù Cải Tạo Nam Hà.
Sau đó, chúng tôi đã đến Trại Tù Nam Hà và kiểm lại trước khi loan tin.
-Cháu Hiệp ở New Mexico đã cho chúng tôi tin tức khu mộ Làng Ðá. Nhờ đó, chúng tôi đã tìm được khu mộ nói trên và giúp cho cháu Hứa Minh Ðộ tìm được mộ cha là cố Thiếu Tá Hứa Minh Ðức.


-Chúng tôi cám ơn các bạn Tù Cải Tạo sau đây đã cho chúng tôi tên, họ một số bạn tù đã qua đời:
1- Anh Phạm Ðức Dư ở Úc Châu.
2- Ðại Úy Nguyễn Văn Ðại.
3- Thiếu Tá Nguyễn Văn Ngọc TMP/HQ/TV Tiểu khu Hậu Nghĩa.
4- Anh Phạm Duy Nhân, Houston, Texas.


Chúng tôi xin chân thành cảm tạ sự đóng góp của một số đồng đội, đồng bào trong thời gian qua. tấm lòng của quý vị, gia đình người quá cố sẽ không quên Anh Linh người chiến sĩ được an ủi, ngậm cười nơi chín suối.


Houston ngày 15 Tháng Giêng, năm 2010


Chủ Tịch Tổng Hội H.O
Nguyễn Ðạc Thành


VIETNAMESE MIA & POW FOUNDATION
1117 Herkimer, Houston, TX 77008

Friday, January 15, 2010

Tội Ác Thủ Tiêu Mất Tích 165,000 Quân Dân Cán Chính VNCH


Mang Kẻ Phạm Tội Ra Trước Công Lý và Mang Công Lý Tới Nạn Nhân
Trong tháng 4/1975, cộng sản Bắc Việt - với sự yểm trợ và tiếp vận của khối cộng sản quốc tế - đã mở một cuộc tấn công ào ạt bằng quân sự với chiến xa và trọng pháo vượt qua biên giới, chiếm đóng lãnh thổ VNCH một cách phi pháp. Đây là một cuộc xâm lăng của khối Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho bọn tay sai Việt Cộng. Theo công pháp quốc tế, VNCH hội đủ tám tiêu chuẩn của một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, khi xâm lăng VNCH, Việt Cộng đã phạm tội ác xâm lược (the crime of aggression). Đây là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).


Ngày Thứ Hai, 23/7/07, trên trang mạng của tờ The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trong toàn cõi Việt Nam tại những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm. Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch sử vô tiền khoáng hậu của lũ Việt gian cộng sản mà ngàn đời sau phải ghi nhớ.
Cũng theo cuộc điều tra nói trên, cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đã có 165,000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị, bị hành quyết… Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn còn bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ. Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đã và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà chánh phạm là tên Lê Duẩn… và ba tên đồng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng.


Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa tội Thủ Tiêu Mất Tích Người “Enforced Disappearance of Persons” như sau:
Thủ tiêu mất tích người có nghĩa là bắt giữ, giam giữ hay bắt cóc người ta với sự cho phép, sự hỗ trợ hoặc sự chấp thuận của một quốc gia hoặc một tổ chức chính trị, sau đó không nhìn nhận sự tước đoạt tự do của người ta và cũng không thông báo tin tức về số phận hoặc nơi giam giữ với chủ tâm tước đi quyền được luật pháp bảo vệ của những người này trong một thời gian lâu dài. “Enforced disappearance of persons means the arrest, detention or abduction of persons by, or with the authorization, support or acquiescence of a State or a political organization, followed by a refusal to acknowledge that deprivation of freedom or to give information on the fate or whereabouts of those persons, with the intention of removing them from the protection of the law for a prolonged period of time.”


Theo định nghĩa trên đây, Việt Cộng đã phạm tội ác thủ tiêu mất tích người khi chúng lạm danh chính quyền của quốc gia để đưa ra những thông cáo lừa gạt để bắt và giam giữ một cách phi pháp - dưới cái ngụy danh “học tập cải tạo” – và hành hạ cho tới chết bằng những đòn thù của chúng, và tiếp tục chôn giấu hài cốt của 165,000 quân dân cán chính VNCH trong vùng rừng núi với chủ tâm thủ tiêu mất tích. Đây là một tội ác chống loài người (a crime against humanity). Tội ác này thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Ngoài tội ác đối với những người đã chết, cộng sản còn phạm thêm một tội ác chống loài người nữa đối với thân nhân của những người đã chết. Đó là hành động độc ác (inhumane act) với chủ tâm gây đau khổ tinh thần triền miên suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của những người mẹ, người vợ, người con… đã có con, có chồng, có cha…bị giam cầm hành hạ cho tới chết và thân xác bị chôn giấu tại một xó thâm sơn cùng cốc nào đó và tuyệt vô âm tín suốt 35 năm nay mới thấu được nỗi thống khổ trong tâm can họ!
Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa những hành động độc ác của tội ác chống loài người này như sau:
Những hành động độc ác có cùng một tính cách với chủ tâm gây thống khổ hay thương tích nghiêm trọng cho thân xác hay cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần. “Other inhumane acts of a similar character intentionally causing great suffering or serious injury to body or to mental or to physical health.”


Theo định nghĩa trên đây, cộng sản đã phạm tội ác chống loài người khi chúng chôn giấu trong rừng sâu 165,000 bộ hài cốt của quân dân cán chính VNCH đã chết dưới đòn thù của chúng với chủ tâm gây thống khổ “intentionally causing great suffering” suốt đời cho thân nhân của họ. Đây là cung cách trả thù phi pháp (extrajudicial retribution) của quân thảo khấu sống ngoài vòng pháp luật. Tội ác này cũng thuộc quyền xét xử của ICC.
Bổn phận của chúng ta, những người tù còn sống sót sau cơn đại hồng thủy là phải cất tiếng nói công chính, nêu rõ tội ác của chúng để mang bọn tội phạm này ra trước công lý và mang công lý đến cho những nạn nhân của chúng. Đây là bổn phận phải làm để trả lại danh dự cho 165,000 quân dân cán chính VNCH đã bị sát hại vì đòn thù của Việt Cộng trong những cái gọi là trại cải tạo và để xoa dịu một phần nỗi đau thương của thân nhân những nạn nhân.


Hai tội ác chống loài người trên đây của Việt Cộng là những tội ác hình sự có tính quốc tế và. được dự liệu tại Đạo Luật Rome. Trước khi đưa bọn tội phạm ra xét xử trước công lý, xin trình bày tóm lược về Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The Rome Statute of the International Criminal Court)


Sau một thời gian dài cố gắng thành lập một Toà Án Hình Sự Quốc Tế để xét xử và trừng phạt các cá nhân phạm bốn loại tội ác nghiêm trọng được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm gồm: 1/ tội ác diệt chủng (the crime of genocide), 2/ tội ác chống nhân loại (crimes against humanity, 3/ tội ác xâm lược (the crime of aggression), 4/ và tội ác chiến tranh (war crimes), cuối cùng thì một hội nghị đã được Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Rome, Italy trong thời gian từ ngày 15/6/1989 đến ngày 17/7 /1989 với 160 quốc gia tham dự. Sau năm tuần lễ thảo luận và điều đình căng thẳng, 120 quốc gia đã bỏ phiếu chấp thuận Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế cùng với bẩy quốc gia bỏ phiếu chống (Hoa Kỳ, Do Thái, Trung Cộng, Iraq, Qatar…) và 21 quốc gia bỏ phiếu trắng. Đạo Luật Rome gồm có – ngoài Lời Mở Đầu (Preamble) – 13 Phần (Part) với 28 Điều (Article). Các Điều 6, 7 và 8 liệt kê và định nghĩa các tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Các Điều còn lại nói về quyền hạn, tổ chức và điều hành… của Toà Án.


Theo quy định, Đạo Luật Rome sẽ có hiệu lực sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Senegal là quốc gia phê chuẩn đầu tiên và quốc gia thứ 66 đã phê chuẩn vào ngày 11 tháng 4 năm 2002. Đạo Luật Rome có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2002. Toà Án Hình Sự Quốc Tế cũng được mở ra trong năm đó tại The Hague, Netherlands. Hiện nay đã có 110 quốc gia phê chuẩn Đạo Luật Rome và trở thành quốc gia hội viên (State party) của đạo luật này. Quốc hội Hoa Kỳ đã không phê chuẩn đạo luật này, nên Hoa Kỳ không phải là quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome.
Toà Án Hình Sự Quốc Tế là một tổ chức quốc tế độc lập, không trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Điều này có nghĩa là Toà Án Hình Sự Quốc Tế độc lập về quyền tài phán, xét xử. Kể từ ngày 1-7-2002 trở đi, các quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome phải chấp nhận quyền xét xử (jurisdiction) của Toà Án Hình Sự Quốc Tế về những tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome khi những tội ác đó diễn ra tại các nước hội viên. Công dân của các quốc gia không phải hội viên (non State party) gây tội ác trên lãnh thổ của các quốc gia hội viên cũng phải chịu sự xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Công Tố Viên Trưởng của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The ICC’s Chief Prosecutor) bắt đầu thụ lý và mở một cuộc điều tra về một vụ án khi nhận được tin tức về tội ác đang diễn ra do các quốc gia hội viên hoặc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chuyển tới. Ngoài hai nơi cung cấp tin tức nói trên, Công Tố Viên còn có thể nhận tin tức từ các nguồn cung cấp khác như các cá nhân hay các tổ chức ngoài chính phủ (non-governmental organizations).
Khi tội ác diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia không phải hội viên, chỉ có Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có quyền chuyển thông tin về những tội ác đó cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Đây là trường hợp đã được áp dụng đối với Sudan, một quốc gia không phải hội viên. Bằng Nghị Quyết số 1593 năm 2005, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã chuyển tới Toà Án Hình Sự Quốc Tế tình trạng tội ác đã và đang diễn ra tại Darfur. Phòng công tố đã mở các cuộc điều tra, và ngày 14-7-2008, Toà Án đã ban hành trát bắt giữ Ahmad Muhammed Harun (Ahmed Haroun), Bộ Trưởng Nội Vụ của Sudan và Ali Muhammed Ali Abd-Al-Rahman (a.k.a Ali Kushayb), một tư lệnh dân sự. Hai người này bị quy trách nhiệm về các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh đã và đang diễn ra tại Darfur. Chính quyền Sudan đã từ chối bắt giữ và giải giao hai nhân vật nói trên cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Ngày 14-7-2008, Công Tố Viên Luis Mereno-Ocampo đã trình bày những chứng cứ chứng minh rằng Tổng Thống Sudan phải chịu trách nhiệm về các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã và đang diễn ra tại Darfur. Ngày 4-3-2009, Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Omar Hassan Al-Bashir của Sudan để trả lời trước công lý về năm tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội giết người (Murder), 2/ Tội huỷ diệt chủng tộc (Extermination), 3/ Tội cưỡng bức chuyển vùng cư trú (Forcible transfer), 4/ Tội hành hạ (Torture), 5/ Tội hiếp dâm (Rape), và hai tội ác chiến tranh được dự liệu tại Điều 8 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội cướp bóc (Pillaging), 2/ Tội trực tiếp tấn công có chủ tâm vào cư dân hay những cá nhân không đứng vào phe nào trong cuộc tranh chấp thù địch.
Cùng với việc ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Bashir, Toà Án Hình Sự Quốc Tế cũng gửi một công văn yêu cầu nhà cầm quyền Sudan giải giao Tổng Thống Bashir cho Toà Án. Theo Nghị Quyết số 1593 năm 2005 của Hội Đồng Bảo An LHQ đã nói ở trên, chính quyền Sudan có bổn phận phải hợp tác với Toà Án. Tuy nhiên, không có hy vọng chính quyền Sudan sẽ bắt và giải giao Tổng Thống Sudan cho Toà Án. Chính quyền này đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không nhìn nhận thẩm quyền của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Nếu Tổng Thống Bashir không ra trình diện hoặc chính quyền Sudan không giải giao ông này cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế, ông ta sẽ bị coi như một kẻ đang đào tẩu, trốn tránh công lý (a fugitive from justice). Và kể từ nay, khi nào ông Bashir bước chân ra khỏi Sudan, đến một quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome và ngay cả những quốc gia không phải hội viên nhưng sẵn sàng hợp tác với Toà Án, ông ta sẽ bị bắt và giải giao cho Toà Án để trả lời trước công lý về những tội ác mà ông ta phải chịu trách nhiệm.


Một điều quan trọng cần ghi nhận rằng lệnh bắt giữ để đưa ra toà án xét xử một tổng thống đang tại chức vì những tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh…là hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ cầm quyền đang phạm những tội ác chống nhân loại có tổ chức quy mô tại Việt Nam như những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng rằng chúng sẽ phải đối diện với công lý bất kể quyền lực và cương vị của chúng.
Tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH đã hiển nhiên không thể chối cãi. Ngoại trừ một số rất ít hài cốt của họ đã đuợc thân nhân tìm cách chạy chọt cải táng, tuyệt đại đa số 165,000 bộ hài cốt còn lại đã và đang bị cộng sản chôn giấu để thủ tiêu với chủ tâm trả thù. Chánh phạm của tội ác chống loài người này là tên Lê Duẩn và các thủ phạm tiếp theo là những tên Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải…và ba tên tòng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Ngoại trừ những tên đã chết, tất cả những tên còn sống - sớm hay muộn - sẽ phải ra trước vành móng ngựa để trả lời về những tội ác giam cầm phi pháp và thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và nhiều tội ác khác mà chúng đã phạm đối với dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian kể từ khi chúng cướp được chính quyền bằng khủng bố từ ngày 19/8/1945. Đảng cộng sản VN, một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, là một tổ chức tội ác tay sai có tính quốc tế. Sớm hay muộn, tội ác phải bị trừng phạt.


Ngụy quyền Việt Cộng không ký và phê chuẩn Đạo Luật Rome, nên cộng đồng người Việt hải ngoại không thể trực tiếp chuyển các tội ác chống nhân loại của chúng cho Công Tố Viên của Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Tuy nhiên, chúng ta có thể tố cáo tội ác của chúng đến Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ (United Nations Human Rights Council) để yêu cầu uỷ ban này mở cuộc điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và chuyển thông tin về những tội ác này cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để chuyển tiếp tới Toà Án Sự Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Sự kiện này đã có tiền lệ và chúng ta có thể áp dụng.
Trước dư luận quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về tội ác trong cuộc chiến tại Gaza, ngày 3-4-09, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ đã mở một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh đã diễn ra tại dải Gaza trong cuộc chiến 22 ngày từ 27-12- 2008 tới 18-1- 2009. Toán điều tra gồm bốn chuyên viên cầm đầu bởi Thẩm Phán Richard Goldstone. Sau năm tháng điều tra, ngày 29-9-2009, Thẩm Phán Richard Goldstone đã trình cho Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva báo cáo kết quả điều tra gồm 575 trang và kết luận rằng cả Do Thái và Palestine cùng phạm tội ác chiến tranh mang tính chất tội ác chống loài người. Báo cáo yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ đòi hỏi cả hai bên trong cuộc chiến - trong thời hạn sáu tháng - phải điều tra và xét xử những kẻ phạm tội. Nếu hai phe không thi hành, tội ác sẽ được chuyển cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý.


Ngoài sự kiện kể trên, sau đây là hai trưòng hợp điển hình về pháp lý quốc tế mà người Việt hải ngoại có thể áp dụng đối với những tên đầu sỏ Việt Cộng khi chúng ra khỏi nước.
Ngày 14/12/09, trang mạng của báo Guadian.co.uk đã đưa tin về việc Ông Moshe Yaalon, Phó Thủ Tướng Do Thái, đã quyết định không đến tham dự một buổi lễ gây quỹ tại Luân Đôn trong tháng 11/09, sau khi được cảnh báo rằng ông ta có thể bị bắt giữ vì bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Quyết định của ông ta được đưa ra trong Tháng 10/09, một tuần lễ sau khi các luật sư của 16 người Palestine đã không thành công trong việc vận động một toà án tại Anh ban hành trát bắt giữ Ông Ehud Barak, Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái, khi ông này viếng thăm Anh vì bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza.


Cũng nguồn tin nói trên cho biết ngày Thứ Bẩy 12/12/09, một toà án tại Luân Đôn đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái, cũng bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Lệnh bắt giữ này đã được hủy bỏ vào ngày Thứ Hai 14/12/09 sau khi được biết Bà Tzipi Livni đã hủy bỏ, không tham dự một buổi hội họp tại Luân Đôn vào ngày Chủ Nhật 13/12/09. Toà án đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni chiếu theo yêu cầu của các luật sư đại diện cho các nạn nhân người Palestine trong cuộc chiến tại Gaza. Bà Tzipi Livni là thành viên của nội các chiến tranh và bộ trưởng ngoại giao của Do Thái khi diễn ra cuộc tấn công vào dải Gaza vào cuối năm 2008.
Khi những người Palestine vận động một toà án của Anh quốc ban hành trát bắt giam Ông Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bà cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái khi hai người này đến Anh quốc, họ đã dựa trên nguyên tắc pháp lý quốc tế về quyền xét xử phổ biến “universal jurisdiction or universality principle.” Quyền này dựa trên lập luận rằng tội ác đã phạm được coi như một tội ác chống lại tất cả “a crime against all” và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền trừng phạt. Do đó, những nạn nhân và cũng là thân nhân của những người đã bị Việt Cộng thủ tiêu mất tích cũng có thể vận động để áp dụng nguyên tắc pháp lý quốc tế này đối với những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng… khi chúng bước chân ra khỏi nước và đến những quốc gia có áp dụng nguyên tắc pháp lý quốc tế về quyền xét xử phổ biến.


Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam là tổ chức chính danh nhất đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại để yêu cầu Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH. Nếu Việt Cộng từ chối không cho Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ vào Việt Nam để mở cuộc điều tra này, điều đó chứng tỏ rằng chúng tìm cách chốn tránh tội ác của chúng.


Nếu chúng ta vận động mà LHQ - một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành Toà Án Hình Sự Quốc Tế - vì một lý do nào đó, không chuyển những tội ác chống loài người của Việt Cộng cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý, chúng ta vẫn còn cách đưa bọn tội phạm này ra trước công lý. Sớm hay muộn, chế độ cộng sản vô tổ quốc, phi dân tộc sẽ bị huỷ diệt. Chính những tên đầu sỏ đang tiếm quyền trong nưóc cũng đang thú nhận rằng chế độ của chúng đang tự diễn biến, đang tự chuyển hoá để tự huỷ diệt…Ngày đó không còn xa và một chính quyền chính thống của toàn dân Việt Nam sẽ hợp tác với LHQ để tổ chức một toà án hình sự đặc biệt có tính quốc tế như Toà Án Đặc Biệt tại Cam Bốt có tên Anh ngữ là Extraordinary Chamber in the Courts of Cambodia (viết tắt là ECCC) đang xét xử bọn tội phạm cộng sản Khờ Me Đỏ tại Nam Vang vì các tội ác chống loài người, tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng. Đây là một tiền lệ sẽ được thực thi tại Việt Nam sau này để xét xử những tên chánh phạm Việt Cộng đã phạm bốn nhóm tội ác có tính quốc tế được dự liệu tại Đạo Luật Rome trong suốt những năm tiếm quyền của chúng.
Mang Việt Cộng, bọn tội phạm có tính quốc tế, ra trước công lý và mang công lý tới các nạn nhân của chúng là điều cần thiết bởi vì công lý là một thành tố không thể thiếu trong tiến trình hoà giải dân tộc. “Justice is an indispensable ingredient of the process of national reconciliation.” Dân tộc Việt Nam đã bị phân hoá và chia rẽ, xã hội Việt Nam đã bị băng hoại trầm trọng bởi những di sản độc hại mà chế độ phi nhân cộng sản đã để lại cho dân tộc suốt 80 năm nay kể từ khi Hồ Chí Minh lén lút du nhập cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Mang bọn tội phạm này ra trước công lý là để mang lại hoà bình cho xã hội. “Justice and peace go hand in hand.” Sau hết, mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lý là một bài học cho các thế hệ tương lai để tránh những vết xe đổ của lịch sử.


Đi Vào Bất Tử
165,000 quân dân cán chính VNCH đã chết dưới đòn thù của cộng sản trong các trại tù cải tạo phải được tôn vinh là những người đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia dân tộc. Tổ quốc sẽ ghi ơn họ như đã ghi ơn những người chiến sĩ QLVNCH đã chiến đấu và hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ quê hương. Về phương diện tâm linh, tôi không tin rằng những người này đã chết mà chỉ tan mờ đi như hình ảnh những người lính trong cái điệp khúc của khúc ballad nổi tiếng một thời mà Đại Tướng Douglas MacArthur đã nhắc đến trong phần cuối của bài diễn văn từ biệt đọc tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 19-4-1951. Xin ghi lại nguyên văn và không chuyển ngữ:


“Old soldiers never die; they just faded away.”


Cũng xin ghi lại đây và không chuyển ngữ câu kết của bài diễn văn từ biệt nổi tiếng đã đi vào lịch sử của Đại Tướng MacArthur để những người lính chúng ta chiêm nghiệm.


“And like the old soldier of that ballad, I now close my military career and just fade away, a soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty.”
“Good bye,”


Đây cũng chính là hình ảnh của những chiến binh QLVNCH, những người đã đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc dưới ánh hào quang dẫn đường của Tổ Tiên Lạc Việt và đi vào bất tử.
Và những hình ảnh hiên ngang đi vào bất tử của người chiến binh QLVNCH khi bị sa cơ trong tay quân thù cũng đã được nhà thơ Cung Trầm Tưởng ghi lại trong bài hành Vạn Vạn Lý được viết tại một trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn vào năm 1977.


VẠN VẠN LÝ
(Tưởng nhớ những tù hùng tuẫn tử)
Cung Trầm Tưởng


Ngồi trùm lần bóng tối Mưa về gióng lê thê
Nhìn mây đi lang thang Nai kêu nguồn đâu đó
Mây giăng xám hàng hàng Xưa nay tù ngục đỏ
Trời vào đông ảm đạm Mấy ai đã trở về


Chấn song đan u ám Vỗ vỗ rơi tàn thuốc
Sần sùi nhớp nhúa đen Phà khói vào mông lung
Ran ran nhạc dế mèn Hư vô đẹp não nùng
Nhởn nhơ cười chẫu chuộc Nụ hôn đời khốc liệt


Vỗ vỗ rơi tàn thuốc Cõi sầu ta tinh khiết
Phà khói vào hơi sương Thép quắc vầng trán cao
Xa xưa trống lên đường Phong sương dệt chiến bào
Tiếng quân hô hào sảng Với máu xe làm chỉ


Nẻo cồn vàng bãi trắng Đã đi trăm hùng vĩ
Sa trường hề sa trường Xông pha lắm đoạn trường
Tiết tháo quắc đao thương Về làm đá hoa cương
Chinh nhân ngàn dặm ruổi Gửi đời sau tạc tượng


Gió lên như địch thổi Uống uốngnguyên hàm lượng
Đưa ai qua trường giang Sương trong cất đầy vò
Nay cô liêu bạt ngàn Sầu này thước nào đo
Tiễn ta vào bất tử Khi đao rơi kiếm gẫy


Đau thương là vinh dự Gió về lay lau dậy
Chân đi hất hồng trần Sơn khê khói mịt mù
Anh hùng phải gian truân Ngà ngà nhấp thiên thu
Hy sinh là tất yếu Bay…bay…vạn vạn lý
Ngựa phi dòn nước kiệu… Tráng sĩ hề tráng sĩ!


Cung Trầm Tưởng
Hoàng Liên Sơn, 1977


Trong khi viết bài này, tôi luôn luôn nghĩ đến những người bạn tù đã chết vì đòn thù của cộng sản trong đó có anh bạn tại trại 6, liên trại 2 tại Hoàng Liên Sơn. Chúng tôi cùng thuộc đội “lao động nặng.” Anh nằm cách tôi một người bạn. Vào một tháng cuối năm 1977, cả đội tù chúng tôi khoảng 50 người phải đi phát quang một khu đồi rộng 300 mẫu để trồng khoai mì. Khu đồi này cách trại giam khoảng 15km đường rừng. Ban ngày đi làm khổ sai; đêm đông về, đói và lạnh, chúng tôi phải ngủ trong những túp lều trống gió, mái che bằng những tấm nylon cá nhân, dựng tại chân đồi. Tuy là lính nhưng dáng người anh nho nhã. Trong đầu anh chứa cả một bộ từ điển bách khoa. Năm đó anh chừng 45 tuổi. Sau hai tháng khổ sai tại khu đồi 300, trở lại trại tù ít ngày thì anh chết vì suy dinh dưỡng và kiệt sức nhưng tinh thần anh luôn luôn vững mạnh. Giờ này, thân xác anh có thể còn đang bị cộng sản chôn giấu tại một góc rừng nào đó trong vùng Hoàng Liên Sơn trong nỗi đau khôn nguôi của vợ con anh. Tên anh là Đặng Vũ Ruyến, Trung Tá, Chánh Sở Địa Hình tại Đà Lạt.


Kể từ ngày đó đến nay đã hơn 30 năm, mỗi khi nhớ đến Anh, tôi vẫn không tin là Anh đã chết mà Anh đang bay…bay vào Vạn Vạn Lý, và…fade away…vào nơi bất tử.


Đỗ Ngọc Uyển
(Khoá 4 Thủ Đức)
Tháng 1 năm 2010
SanJose, California

Tài liệu tham khảo:
http://untreaty.un.org/cod/icc/statute/99_corr/2.htm, The Rome Statute of the ICC
http://www.geocities.com/cabvoltaire.geo/MacAthure, Douglas MacAthur’s Farwell Speech to Congress
http://www.opinionjournal.com/best/?id=110010372, The Wall Street Journal, from the WSJ Opinion Archives by James Tananto
http://un.org/en/law/index.shtml, International law, international Courts …
http://www2ohchr.org/enghish/bodies/hrcouncil/specialsession/9/fac..., United Nations Fact Finding Mission on the Gaza conflict
http://www.nytimes.com/2009/03/05/world/africa/05court.html?r=1&partner=rssnyt&emc-rss&pagewanted Court Issues Arrest Warrant for Sudan’s Leader
http://geography.about.com/cs/politicalgeo/a,statenation.htm, Defining an Independent Country
http://www.guadian.co.uk/world/2009/dec/14/tzipi-livni-israel-gaza-a... British court issued Gaza arrest warrant for former Israel minister Tzipi Livni
http://www.guardian.co.uk/world/2009/dec/14/israel-moshe-yaalon-vi... Israel minister Moshe Ya’alon turned down UK visit over arrest fears